Dành tặng cho tất cả những sĩ tử "thành công bị trì hoãn"

Scarlett

Member
Tham gia ngày
30/8/09
Bài viết
447
Reaction score
0
Điểm
16
Không bao giờ bỏ cuộc

1. Vào năm 1962, có 4 chàng trai trẻ nhút nhát và lo lắng bật thử cái đĩa ghi âm đầu tiên của họ cho ban Giám đốc công ty thu âm Decca. Những nhà lãnh đạo từ chối thẳng thừng :
- Chúng tôi không thích những âm thanh này. Phối hợp ghita không phải là kiểu nhạc được ưa thích đâu!
Nhưng bốn chàng trai đó vẫn tiếp tục công việc của mình. Nhóm nhạc đó tên là The Beatles.


2. năm 1944, Emmeline – Giám đốc của Hãng Đào tạo người mẫu Blue Book, nói với cô gái Norma Jean Baker đang hy vọng có thể trở thành người mẫu:
- Tốt hơn là cô nên học công việc của một thư ký, hoặc nếu không thì kết hôn đi. Nhưng cô gái đó vẫn tiếp tục theo đuổi hy vọng cua rmình và trở thành Marilyn Monroe.


3. Vào năm 1954, Jimmy Denny, quản lý của hãng Grand Oie Opry từ chối một ca sĩ chỉ sau một lần biểu diễn. Denny nói với chàng ca sĩ đó:
- Cậu chẳng đi đến đâu đâu, con trai ạ. Cậu nên quay về và lái xe tải đi thôi!
Chàng trai đó tiếp tục theo đuổi ước mơ của mình và trở thành ca sĩ nổi tiếng nhất nước Mỹ, tên là Elvis Presley.


4. Khi Alexander Graham Bell phát minh ra điện thoại vào năm 1876, nó còn chưa đổ chuông khi có người gọi đến. Cho nên sau khi dùng thử, Tổng thống Rutherford Hayes nói:
- Đây quả là một phát minh đáng ngạc nhiên, nhưng ai sẽ muốn sử dụng nó đây? Và điện thoại là một trong những phát minh lớn nhất của nhân loại.
Khi Thomas Edison phát minh ra bóng đèn điện, ông đã thử hơn 2000 thí nghiệm trước khi nó hoạt động được. Một phóng viên trẻ hỏi ông cảm thấy thế nào khi thất bại quá nhiều lần như vậy. Edison đáp:
- Tôi không thất bại một lần nào. Tôi đã phát minh ra bóng đèn điện, và đó là một tiến trình gồm 2000 bước, thế thôi.


5. Vào những năm 1940, một nhà phát minh trẻ tên là Chester Carison đã đem ý tưởng của mình tới 20 tập đoàn, bao gồm một số tập đoàn lớn nhất nước Mỹ. Tất cả đều từ chối sáng kiến của ông. Vào năm 1947, sau 7 năm liên tục bị từ chối, cuối cùng ông cũng thuyết phục được một công ty nhỏ ở Rochester, New York – tên là công ty Haloid – mua bản quyền phát minh của mình, Haloid trở thành tập đoàn Xerox chuyên sản xuất máy photocopy – một thiết bị văn phòng quá quen thuộc ngày nay.


6. Cô bé Wilma Rudolph bị sinh thiếu tháng, ngay cả các bác sĩ cũng không chắc rằng bé sẽ sống được bao lâu. Khi Wilma 4 tuổi, bé bị cả bệnh viêm phổi lẫn ban đỏ khiến chân trái bị liệt.
Năm 9 tuổi, Wilma nhất quyết tháo chiếc vòng kim loại ở chân mà cô bé phải dùng để đi lại và bắt đầu tập đi một mình. Năm 13 tuổi cô bé có thể đi lại nhịp nhàng, các bác sĩ nói đó đã là một điều kì diệu.
Cũng năm đó, Wilma tập chạy. Cô bé tham gia một cuộc thi chạy và về đích… cuối cùng.
Trong vài năm sau đó, Wilma tham gia nhiều cuộc thi chạy nữa và lần nào cũng về bét. Ai cũng khuyên Wilma bỏ cuộc, nhưng cô vẫn luyện tập và vẫn dự thi. Rồi đến một ngày, Wilma thật sự thắng trong một cuộc thi chạy. Rồi một cuộc thi khác. Từ đó, Wilma chiến thắng trong mọi cuộc thi mà cô tham gia.
Cuối cùng, cô gái bé bỏng từng bị dự đoán rằng sẽ không bao giờ đi lại bình thường được lại chiến thắng và giành tới 3 huy chương Vàng Olympics.


Sự suôn sẻ, dễ dàng không tạo nên những cá nhân mạnh mẽ, càng không tạo nên những bậc vĩ nhân. Những người thành đạt không phải là những người không biết mùi thất bại, họ chỉ là những người không bao giờ bỏ cuộc.


Thực Hân
dịch
( trích Trà sữa cho tâm hồn )
 
Chỉnh sửa cuối:

Similar threads

Latest resources

Top