Giới thiệu về nghệ thuật xếp giáy ORiGami!

hozu38

Member
Tham gia ngày
3/8/09
Bài viết
153
Reaction score
0
Điểm
16
dsc03179resizeuv2.jpg

dsc03178resizerf5.jpg

dsc03177resizeps3.jpg

dsc03176resizeih1.jpg

dsc03175resizeqz2.jpg

dsc03174resizeai8.jpg

dsc03173resizert4.jpg

Origami là môn nghệ thuật truyền thống xuất xứ từ Nhật bản. Chính xác là nghệ thuật xếp giấy Nhật Bản. Chữ origami trong tiếng Nhật bắt nguồn từ hai chữ: ORU là gấp hay xếp và KAMI là giấy. Origami chỉ được dùng từ năm 1880, trước đó, người Nhật dùng chữ orikata.Nhiều người cho rằng đây chỉ là một trò thủ công cho trẻ em. Có lẽ điều này đúng với Origami truyền thống, và phần lớn sách Origami xuất bản ở Việt Nam đều là Origami truyền thống, sử dụng phức hợp nhiều mẫu giấy để tạo hình và cắt dán nhiều nơi. Nhưng Origami hiện đại là một môn nghệ thuật mang tính khoa học cao. Trong Origami hiện đại người ta chỉ dùng một mẫu giấy không cắt để gấp những mẫu mà bạn không thể nào tin được rằng chỉ với một mẫu giấy lại có thể làm được như thế.
Nghệ thuật xếp giấy Nhật Bản ra đời khi nào, các nhà khảo cổ cũng không có câu trả lời chính xác. Nhưng ai cũng hiểu rằng công nghệ sản xuất giấy từ Trung Quốc đã du nhập vào Nhật thế kỷ thứ 7. Sau sự du nhập ấy, người Nhật đã áp dụng và biến đổi nhiều phương pháp chế tạo cũng như nguyên liệu chế tạo giấy, hình thành hẳn một nền văn hóa giấy với vật liệu giấy phong phú, chất lượng cao (gấp mở nhiều lần không rách, mềm, bền và đẹp… Đó chính là loại giấy mà người Nhật vẫn tự hào có một không hai trên thế giới với cái tên “Washi”). Chính từ đó, nghệ thuật xếp giấy độc đáo Origami của Nhật Bản ra đời. Tuy nhiên việc sắp xếp các lá thư, xếp giấy để gói các đồ vật… hẳn là đã có từ rất xưa. Đến thời kỳ phong kiến với nhiều lễ giáo hơn, nền văn hóa xếp giấy đạt đến bước phát triển nhảy vọt. Vào thời điểm đó, Origami đã không chỉ là trò chơi của trẻ em mà còn là thú vui của người lớn, và có rất nhiều tạp chí ra đời với những mẫu xếp giấy vô cùng phức tạp. Nhắc đến Nghệ thuật xếp giấy không thể không nói đến giấy. Từ khi phương pháp chế tạo giấy lần đầu tiên được tìm ra ở Trung Quốc và phát triển dần trong khoảng năm A.D. 105 - 700, công nghệ sản xuất giấy lan rộng sang các nước thuộc địa và du nhập vào Nhật vào thế kỉ thứ 7. Từ đó người Nhật đã áp dụng và biến đổi nhiều phương pháp chế tạo cũng như nguyên liệu chế tạo giấy, hình thành hẳn một văn hóa giấy với vật liệu giấy phong phú, chất lượng cao (gấp mở nhiều lần không rách, mềm, bền và đẹp…. Đó chính là loại giấy mà người Nhật vẫn tự hào có một không hai trên thế giới với cái tên “Washi”). Sản sinh từ nền văn hóa độc đáo này là bộ môn nghệ thuật vẫn được biết đến với cái tên Origami. Các cuộc nghiên cứu của các nhà khảo cổ không cho ra được chính xác thời điểm hình thành của Origami. Tuy nhiên việc xếp các lá thư, xếp giấy để gói các đồ vật… hẳn là đã có từ rất xưa.Đến thời kì phong kiến với nhiều lễ giáo hơn, nền văn hóa xếp giấy đạt đến bước phát triển nhảy vọt. Từ những bức tranh cổ còn được lưu truyền thì vào những năm 1700, Hạc (oritsuru) và các loại thuyền là những vật phổ biến được gấp và trang trí. Từ đó cho đến khỏang 100 năm sau các cuốn sách chuyên môn về Origami đã được in ấn và xuất bản, chứng tỏ một văn minh xếp giấy đã đạt được đến trình độ cao, đa dạng. Vào thời điểm đó, Origami đã không chỉ là trò chơi của trẻ còn mà còn là thú vui của ngừoi lớn, và có rất nhiều tạp chí ra đời với những mẫu xếp giấy vô cùng phức tạp. Trong khi đó, vào khỏang thế kỉ 12 khi phương pháp chế tạo giấy được truyền sang Châu Âu, và một nghệ thuật xếp giấy độc lập đã được hình thành song vẫn không trở thành một nét văn hóa với bề dày về ảnh hưởng cũng như mức độ phát triển như Nhật. Vào thời Minh Trị (Meiji), Origami được đưa vào các trường mẫu giáo thành một môn học dưới ảnh hửơng về phương pháp giáo dục của nhà giáo dục học người Đức Frebel (1782-1852). Các phương pháp xếp giấy của châu Âu cùng sự phát triển theo nhiều hướng khác nhau đã khiên cho nghệ thuật xếp giấy ngày càng phong phú. Chỉ ở thời Meiji đã có rất nhiều những tác giả vô danh tạo ra nhiều mẫu hình mới. Tuy nhiên có ý kiến cho rằng chỉ gấp theo những mẫu có sẵn không không mang tính sáng tạo nên vào thời Đại chính(Taisho) khi giáo dục đựoc đưa theo hướng sáng tạo thì Origami bị bỏ rơi. Tuy nhiên lật lại bề dày lịch sử của Origami, cùng với hiện tại,với không ít những tác phẩm mới, tính chất giáo dục của Origami cũng đã được xem xét lại và được công nhận về khả năng phát triển một cách đa dạng. Và ngày nay origami đang mở rộng tầm ảnh hưởng ra tầm thế giới, không chỉ giới hạn là một thú vui mà còn được nghiên cứu phục vụ cho các mục đích khoa học khác bởi nhiều tổ chức và cá nhân. Có thể nói Origami cũng như nhiều từ tiếng Nhật khác như Sake, Shushi, Kimono… đã được quốc tế hóa để khi nhắc đến ai cũng hiểu đó là một đặc trưng của văn hóa Nhật, không lẫn vào đâu được. Và dù bây giờ nghệ thuật xếp giấy đã phát triển vượt biên giới, mang lại niềm say mê cho biết bao nhiêu người trên toàn thế giới, nhưng người ta vẫn trân trọng gọi nó bằng cái tên giản dị Origami như một sự tưởng nhớ đến cái nôi cho một sự hình thành và phát triển một môn nghệ thuật độc đáo. Các mẫu origami Mẫu origami có thể đơn giản như chiếc thuyền hay máy bay giấy chúng ta thường gặp, nhưng cũng có thể hết sức phức tạp như hình rồng, phượng, tháp Eiffel. Những mẫu origami phức tạp có thể dùng lá kim loại mỏng thay vì giấy thường để có thể giảm độ dày của mẫu gập. Origami hiện đại thay đổi rất nhiều, các mẫu thường được gấp khi ướt (gấp ướt) hoặc sử dụng vật liệu ngoài giấy và lá kim loại. Người Nhật xem origami như một phần văn hoá và truyền thống đất nước hơn là một hình thức nghệ thuật. Một trong số những mẫu origami được biết tới nhiều nhất là hình con hạc. Con hạc là điềm tốt lành trong quan niệm của người Nhật. Truyền thuyết kể rằng ai gấp được 1000 con hạc giấy có thể biến điều ước thành thật. Sau câu chuyện về bé gái Nhật Sadako Sasachi năm 1955, hình ảnh hạc giấy cũng trở thành một biểu tượng của hoà bình. Tác dụng của Origami đối với tâm lý Origami là một nghệ thuật nhẹ nhàng tỉ mỉ. Nó đã chứng minh trong rất nhiều trường hợp có tác dụng làm êm dịu thần kinh, chữa bệnh mất ngủ và chống stress. Nhiều bác sĩ và chuyên gia vật lý trị liệu đã dùng origami như một liệu pháp bổ ích vật lý và tinh thần. Bác sĩ Ronald S. Levy, tại Hội Thảo Quốc Tế lần thứ nhì về origami đối với giáo dục và trị liệu, đã kêu gọi dùng origami dể phục hồi chức năng và trị liệu về tay. Với nhiều người, Origami là thứ giải trí rất hữu hiệu, đặc biệt khi sáng tác một mẫu mới: tự do bay bổng, tự do tìm kiếm một thứ gì đó, mang màu sắc của riêng mình. Khi tự tay hoàn thành một mẫu khó, hay tự tay sáng tác một mẫu hay, thì cảm giác thật vui thích. Origami với toán học Việc tạo được mẫu origami mới liên quan đến rất nhiều quy tắc hình học. Không phải ngẫu nhiên mà các cao thủ origami sáng tác được những mẫu phức tạp. Các cao thủ origami có phương châm "bạn nhìn thấy gì, tôi tưởng tượng được; bạn tưởng tượng gì, tôi gấp được." Đinh Trường Giang đã có bài viết về vấn đề origami với toán học, ở diễn đàn VOG. Trong bài viết có đề cập trên thế giới đã có nơi đưa origami vào thành một môn học, khởi điểm là ở mẫu giáo. Việc gấp giấy đem lại cho trẻ nhiều nhận thức hình học, và cả hình học trừu tượng: nhận biết hình tam giác, hình vuông, hình lục giác, tia phân giác một góc, đoạn thẳng, các đường nét, hình không gian, các khối 3 chiều...
ninjashadow01max.jpg


Mọi người muốn tìm hiểu và học không?
Nó thực sự thú vị!!!
libellulesmoy.jpg

figure.jpg

dsc03188resizenl0.jpg

dsc03187resizeeq0.jpg

dsc03184resizeco3.jpg

dsc03181resizewq7.jpg

dsc03180resizevc4.jpg

Và vô cùng ýe nghĩa
Thực ra trong cuộc sống không ai tránh khỏi việc mắc sai lầm. Nhưng mọi người đều cố gắng cẩn thận để không mắc sai lầm.Trong Origami cũng thế, phải cẩn thận từng bước từng nếp gấp ngay từ đầu để không phamk sai lầm. Nhưng nếu mắc sai lầm cũng không đuợc cuốn lên mà phải bình tĩnh xem xét tình hình và tìm hướng giải quyết lại vấn đề,có khi phải tháo các nếp gấp trước ra để chữa lại.Trong cuộc sống cúng thế, nếu phạm sai lầm thì phải bình tĩnh. Origami cũng là nghệ thuật, nghệ thuật của giấy cộng với sự kiên trì, khi bạn dồn sức vào gấp một mẫu, bạn sẽ quên mình là ai, quên mình ở đâu, chỉ chú ý tới việc đạt được cái đẹp ấy, đấy là gì nhỉ? Khi gấp người ta phải loại bỏ nóng nảy và bực bội, cũng không được vội vã, như vậy khi bạn chơi Origami thường xuyên, bạn sẽ tập được thói quen tự chủ va hoà nhã. Đó cũng chính là lí do Origami được sử dụng để chữa cho trẻ em khuyết tật. Tôi nghĩ Origami có những đặc tính gần với Thiền, qua đó để con người có thể chiêm nghiệm bản thân mình. Origami là nghệ thuật và có thể còn hơn thế nữa khi bạn biết nhập cuộc đúng cách.

Có rất nhiều người yêu thích Origami nhưng thực sự không mấy ai theo được đến cúng.Họ gấp,mắc sai lầm và vò giấy quẳng vào sọt rác một cách bực bội rồi sau đó bỏ cuộc.Thật là một hành động vô trách nhiệm với những gì mình đã tạo ra.
Do vậy người nóng tính,thiếu kiên nhẫn không thể nào theo được môn này.
Origami là một bài học tốt để con người luyện tập ttinhs kiên nhẫn.

thiền có thể tapọ cho con người tính kiên nhẫn.
Thiền là những gì vi tế nhất ,hay vĩ đại nhất.
Nếu bạn chú tâm vào việc giải một bài tập ở trường thì đó cũng là một dạng thiền.Ở đây không thể định nghĩa Thiền theo cách định nghĩa theo kiểu khoa học như trong sách giáo khoa được.Vì nó là vấn đề tâm linh và vượt ra khỏi kiến giải trần tục của con người và nó vuợt ra giới hạn của ngôn ngữ diễn đạt.
Những lý giải trong sách vở về thiền chỉ là những cái rất chung chung mang tính đại chúng để truyền đạt đến số đông.
Thực sự nó như làn gió,ta có thể cảm thấy nó mà không nắm bắt hay thấy được.
Thiền cũng giống như việc buổi sáng sau khi ngủ dậy,bạn ngắm khuôn mặt mình trước gương soi vậy.

Đọc sách,đến đoạn đắc ý bạn vỗ đùi reo to.
Xem phim,bạn khóc khi gặp những cảnh éo le và bật cười với những vỡ hài kịch,
tương tự ,chơi game,nghe nhạc đều có những cảm xúc tương tự.
nhưng bạn thật sự không thể bắt gặp những cảm xúc này khi đang chơi Origami. Người khác không biết rằng bạn đang thích thú đến đâu với mẫu giấy trong tay. Khi bạn gấp một mẫu yêu thích cũng là lúc lòng bạn tràn ngập một niềm vui lặng lẽ mà tột cùng không bút nào tả nỗi.Niềm vui ấy thanh thản,bình lặng chứ không mang tính động như những thú tiêu khiển kể trên.
Thiền ,Võ thuật cũng đem lại cảm giác tương tự như Origami.
Dĩ nhiên,mỗi người có một cách cảm nhận khác nhau nhưng đây là cảm giác chung đối với những người chơi Origami, và trong đời Hiba chưa từng gặp ai nóng tính mà yêu thích môn này cả.

Một điều thú vị là Origami phát triển ở Nhật nhưng bây giờ nó lan rộng khắp thế giới,rất nhiều nước mạnh ngang ngửa với Nhật bản trong lãnh vực này như là Pháp,Tây ban Nha, Mỹ.
Đến những nước nam Mỹ như Brazil cũng rất mạnh.
Nhưng có mọt điều lạ là người hàng xóm Đại Hàn hầu như không thích Origami và nó xa lạ với người dân Đại hàn.
Và thật thú vị khi các nhà nghiên cứu dân tộc học bảo rằng tính cách người dân Hàn rất sôi nổi,nhiệt huyết,hướng ngoại nhưng có khuyết điểm là nóng tính, dễ cáu gắt.
Có phải đó là lý do Origami không phổ biển ở Đại Hàn?
Còn ngược lại, người Nhật rất trầm tính, ít khi họ thể hiện cảm xúc thật ra mặt và sống hướng nội.
hôm nay cái photo nhanh một cách đáng ngờ ^^
Deroplatys1min.jpg

Mantis20religiosa202min.jpg

DSC03212min.jpg

hormigamin.jpg

1 đống hoa lá đây ^^
47.jpg

46.jpg

43.jpg

wol_error.gif
This image has been resized. Click this bar to view the full image. The original image is sized 614x628 and weights 77KB.
23.jpg

21b.jpg

14b.jpg

42.jpg

wol_error.gif
This image has been resized. Click this bar to view the full image. The original image is sized 608x607 and weights 71KB.
27.jpg

25.jpg

molbol.jpg

mmouse029cz.jpg

mitukubi.jpg

man.jpg

victoriamax.jpg

Thần vệ nữ venus
venus3moy.jpg

venus1moy.jpg

pensador1moy.jpg

Danza1moy.jpg
..... hấp dẫn chưa? HoZu cũng tìm hiểu cái này lâu nhưng chỉ mới học đc những kiểu gấp đơn giản...
( HoZu sưu tầm)
 

Latest resources

Top