một số lỗi thường gặp khi làm văn

kjndjmoon

Active Member
Tham gia ngày
15/5/09
Bài viết
1,345
Reaction score
0
Điểm
36

1. Câu cú lủng củng

Thường thì teen nào nếu không học khá và căn bản môn tiếng Việt từ những năm trước sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong diễn đạt. Hoặc là sẽ có những câu không đủ các thành phần chủ vị, hoặc là cách diễn tả làm sai lệch hẳn ý muốn nói, thậm chí có nhiều câu, giáo viên đọc hoài mà cũng không hiểu rốt cuộc thì teen đang muốn trình bày cái gì. Đáng lẽ với một cặp câu có quan hệ chính phụ, teen phải sắp xếp ý sao cho các ý liên quan đến nhau một cách mật thiết thì teen lại đảo lộn câu cú, làm cho những câu đáng lẽ là phần hệ quả thì lại biến thành nguyên nhân. Vì vậy bài văn không liền mạch, không có sự nối kết, sơ xài, cẩu thả trong cách diễn đạt.
Cách khắc phục
Trước tiên bạn phải luyện viết câu đúng cú pháp (tức là đầy đủ hai thành phần chủ vị). Khi viết, hãy chú ý đến hai câu hỏi: “Điều mà mình muốn nói đến là gì? “(một hành động, một lời nói, một sự miêu tả) và “Ai là chủ thể của hành động đó”. Điều này sẽ giúp bạn không còn viết những câu cộc lốc, khó hiểu. Sau đó, hãy ghép người và sự kiện vừa tìm được vào một bối cảnh, một không gian, thời gian nào đó để câu mà bạn muốn diễn đạt thêm phong phú, cụ thể.
Tuy nhiên, tiếng Việt có rất nhiều thể loại câu khác nhau (phân chia theo mục đích nói), do đó bạn không thể sử dụng trong một bài văn chỉ một kiểu câu khô khan, công thức cúng ngắc (thường là câu tường thuật miêu tả). Tiếng Việt luôn biến hoá không ngừng và một bài văn hấp dẫn trong cách dẫn dắt chính là một bài văn có sử dụng nhiều kiểu câu khác nhau. Ngay cả trong bài bình luận, bạn nên thỉnh thoảng đưa ra những câu hỏi lật ngược vấn đề: “Vậy tại sao?”, “Như thế nào mà...?”... sau đó mới đi vào chứng minh, lí giải thì sẽ cuốn hút hơn rất nhiều. Các câu đặc biệt (khuyết một hay một vài bộ phận, thường là các thán từ) nếu được sử dụng hợp lí, sáng tạo sẽ rất ăn điểm.
2. Sai chính tả, dùng từ thiếu chính xác
Sai chính tả là căn bệnh phổ biến nhất của teen. Điều này phần lớn do lỗi không biết rèn luyện từ nhỏ. Nhiều teen không phân biệt được trường hợp nào nên dùng “gi”, trường hợp nào dùng “r”, “d”, khi nào nên dùng “g”, “gh”, đặc biệt là nhầm lấn trầm trọng giữa “n” với “l”, “ch” với “tr” và “s” với “x”. Có rất nhiều thầy cô khi chấm thi đại học đã nói: "Với một bài có quá nhiều lỗi sai chính tả sẽ để lại cho người chấm thi những dấu ấn không tốt, bị trừ rất nặng điểm, thậm chí một số đánh trượt thẳng tay vì “một chứ tiếng Việt còn viết không chính xác thì làm sao có thể viết được một bài văn hay?”
Sai chính tả ở đây còn phải kể đến lỗi viết tắt, thế hệ 9x càng dễ mắc sai lầm vì các bạn đang bị nhiễm trầm trọng ngôn ngữ và cách sử dụng từ từ ngữ trên mạng.
Cách dùng từ thiếu chính xác cũng là một khuyết điểm. Thông thường là dùng từ ngữ không đúng với ngữ cảnh, sắc thái ý nghĩa. Hẳn teen nào đã từng học ngữ pháp thì đều được các thầy cô giảng cho bài vỡ lòng: “chết”, “hi sinh”, “mất”, “qua đời”... khác nhau thế nào về sắc thái tình cảm. Dùng từ thiếu chính xác còn là sự viện dẫn không chính xác tên một tác giả, tác phẩm, nhân vật, thường thì các nhân vật, tên riêng nước ngoài sẽ gây khó khăn cho teen nhiều nhất.
Cách khắc phục
Nếu bạn là một người mắc rất nhiều lỗi sai chính tả, việc phân biệt và xác định từ quá khó với bạn, cách tốt nhất là nên có một cuốn từ điển Tiếng Việt luôn có bên mình. Hàng ngày, với những hoàn cảnh, sự kiện, tình huống, hiện tượng khác nhau, nếu phân vân về một từ ngữ nào đó, hãy giở cuốn từ điển của bạn ra, họ đã giải thích rất cặn kẽ ý nghĩa của các từ và nên dùng từ đó khi nào. Dần dần, với mỗi ví dụ cụ thể, bạn sẽ quen với việc xác định và chọn từ cho thích hợp.
Còn với những tến riêng, bạn phải tự ghi nhớ là điểu bắt buộc. Hãy đọc nhẩm nhiều lần, sau đó viết ra giấy những tên riêng đó. Bạn có thể kiểm tra trí nhớ của mình bằng cách chơi trò “Điền tên”. Hãy kẻ hai cột, cột bên trái là những đặc điểm liên quan tới một nhan vật, bên phải là phần bạn cần điền tên nhân vật, Để khách quan hơn, hãy nhờ một người khác chấm điểm cho bạn.
3. Lạc đề
Lạc đề do nhiều nguyên nhân. Thứ nhất là do người ra đề cố tình đánh đố và làm nhiễu nội dung. Học sinh đọc, hiểu mình phải triển khai theo ý này trong khi thực chất người ra đề muốn nói đến một cái khác. Thứ hai là học sinh thụ động trong các dạng bài, cứ thấy ra đề về một tác phẩm là bê nguyên xi những gì đã học ra trình bày, không cần biết đề bài yêu cầu chững minh hay bình luận, viết về cả một bài thơ hay chỉ là một khổ ngắn. Có nghĩa là học sinh học theo lối rập khuôn, ăn sẵn, khi phải đối đầu với một đề tài mới thì...chịu thua!
Ví dụ một đề là: “Vẻ đẹp của người nữ thanh niên xung phong trong “Mảnh trăng cuối rừng” của Nguyễn minh Châu”. Nếu bạn xác định đây là một đề tài phân tích về nhân vật Nguyệt là thiếu. Thông thường thì miêu tả nhân vật Nguyệt sẽ qua hai ý, một là vẻ đẹp bên ngoài, đúng như tên gọi, chẳng khác vầng trăng non toả ánh sáng dịu, cuốn hút và ấm áp. Thứ hai là phẩm chất của một cô gái thanh niên xung phong dũng cảm, gan dạ, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Bên cạnh đó là mối tình son sắt dành cho anh lái xe chưa bao giờ gặp mặt. Nhưng nếu bạn phân tích quá sâu vào vẻ đẹp bên ngoài của Nguyệt nghĩa là bạn đã lạc đề. Cái cần đi sâu là sự gan dạ, đức hi sinh, khát khao tình yêu thầm kín.
Cách khắc phục
Thông thường mỗi một kiểu câu hỏi đều có những từ ngữ riêng chỉ ra là nó thuộc loai nào. Nếu đề chứng minh, tức là chứa thể loại cần khai thác: “Hãy chứng minh...”, “Hãy phân tích...”, “Hãy bình luận... thì không cần phải bàn cãi. Nhưng nếu thể loại bị ẩn đi, hãy tìm từ tương thích. Ví dụ, đối với thể loại văn bản chứng minh, giải thích thường có từ “Tại sao?”, “Vì sao?”, “Như thế nào?”... Nếu là thể loại bình luận sẽ là “Anh/chị cảm nhạn thế nào về...”. Với câu hỏi về người nữ thanh niên xung phong nói trên là một câu hỏi mở, bạn có thể dùng nhiều cách khác nhau để làm sáng rõ. Nhưng thông thường nếu đã nói về vẻ đẹp, sẽ là thể loại bình luận hoặc bình giảng. Đó là thể loại cho phép bạn cảm nhạn cái đẹp một cách nghệ thuật nhất.
Ngoài ra, sau khi đọc đề, bạn nên xác định cho mình một giới hạn về dẫn chứng để không đi quá miên man. Tuy nhiên, nếu bạn tiết kiệm trong việc tìm dẫn chứng, bài văn của bạn sẽ khó có sức thuyết phục.
4. Nêu dẫn chứng không đúng
Một bài làm văn, để lấy được điểm cao, bắt buộc phải đưa ra những dẫn chứng thuyết phục. Nhưng nhiều teen đã lạm dụng điều này một cách thái quá, với một bài văn đưa quá nhiều dẫn chứng, qua nhiều câu nói mà bỏ qua phàn bình, giảng, ý kiến cá nhân. Việc viện dẫn đôi khi không có khoa học. Chúng ta đều hiểu rằng có hai loại viện dẫn, một là viện dẫn trực tiếp, sẽ để câu dẫn trong dấu ngoặc kép, đòi hỏi chính xác đến từng từ. Còn lại là viện dẫn gián tiếp: bằng ngôn ngữ của mình, diễn đạt lại một lời nói của một cá nhân (thường là những người nổi tiếng) để chứng minh một luận điểm mà mình đưa ra. Thế nhưng, trong lúc nhớ không chính xác lời nói của tác giả, thí sinh lại làm theo ý hiểu của mình nhưng lại để trong dấu ngoặc kép. Điều đó là sai và vi phạm nguyên tắc.
Một số khác lại đưa ra dẫn chứng không đúng với ý mình muốn chứng minh, đáng lẽ phải chứng minh A thì dẫn chứng lại chứng minh B. Điều này làm mất hết công sức nhặt ý nãy giờ của bạn.
Cách khắc phục
Chỉ nên viện dẫn dẫn chứng nếu nó thực sự cần thiết. Nếu không thuộc chính xác 100% lời dẫn thì không nên để trong dấu ngoặc kép. Nếu bạn viện dẫn sai, người chấm sẽ cho rằng thực chất bạn không có nhiều kiến thức mà chỉ là thích nói những lời bóng bẩy, hào nhoáng, chỉ mới nói đến cái bề ngoài mà chưa hiểu chiều sâu lời nói.
Nếu một dẫn chứng quá dài, hãy học nó theo mẹo sau đây (vừa chính xác lại vừa không quá dài dòng), hãy gạch chân dưới những ý quan trọng, học theo cách bỏ quãng ý và nhặt ý ngắn gọn.
Ví dụ một câu dẫn trong “Người lái đò sông Đà” (Nguyễn Tuân), chắc chắn bạn không thể học thuộc một đoạn dài mấy trang về cuộc chiến giữa người lái đò và con sông dữ dội. Hãy nhặt ý, nhặt từ và chêm xen vào câu viết của mình dưới dấu ngoặc kép.
“Với nghệ thuật sử dụng ngôn từ điêu luyện, Nguyễn Tuân đã tả dòng sông như một “trùng vi thạch trận”. Nhà văn thổi hồn vào từng thớ đá. “Nó đứng, nó ngồi, nó nằm”. Mặt hòn đá nào cũng ngỗ ngược. Một hòn đá “hất hàm”. Một số hòn nhổm cả dậy để vồ lấy thuyền”. Có đứa “khiêu khích”, có thằng “tỉu ngiủ cái mặt xanh lè”...”
Những từ trong dấu ngoặc kép là được viện dẫn từ trong bài (rất ngắn gọn và đơn giản).
Chúc các bạn học thật tốt môn văn, khắc phục thành công các lỗi và ngày càng yêu Văn bạn nhé!
[FONT=&quot] [/FONT]
 
N

ngotau

Guest
1 cách nữa tớ chưa thấy bạn nêu ra là
Mở sách tham khảo =))
 

kjndjmoon

Active Member
Tham gia ngày
15/5/09
Bài viết
1,345
Reaction score
0
Điểm
36
này nhá
ngố tàu ko phải đả đểu đâu héng
 
N

ngotau

Guest
này nhá
ngố tàu ko phải đả đểu đâu héng
thì tớ thấy dân văn có mấy ai trong sack.đâu =))
tớ nói chân thành đấy ko faj? đá đểu đâu
nói chung là tất cả h/s đều như thế hết :D
 

kjndjmoon

Active Member
Tham gia ngày
15/5/09
Bài viết
1,345
Reaction score
0
Điểm
36
uhm cũng có thể đấy nhỉ
ai cũng ít nhứt cũng vài lần mở tài lịu roài nhề
 
Tham gia ngày
1/6/09
Bài viết
31
Reaction score
0
Điểm
6

1. Câu cú lủng củng

Thường thì teen nào nếu không học khá và căn bản môn tiếng Việt từ những năm trước sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong diễn đạt. Hoặc là sẽ có những câu không đủ các thành phần chủ vị, hoặc là cách diễn tả làm sai lệch hẳn ý muốn nói, thậm chí có nhiều câu, giáo viên đọc hoài mà cũng không hiểu rốt cuộc thì teen đang muốn trình bày cái gì. Đáng lẽ với một cặp câu có quan hệ chính phụ, teen phải sắp xếp ý sao cho các ý liên quan đến nhau một cách mật thiết thì teen lại đảo lộn câu cú, làm cho những câu đáng lẽ là phần hệ quả thì lại biến thành nguyên nhân. Vì vậy bài văn không liền mạch, không có sự nối kết, sơ xài, cẩu thả trong cách diễn đạt.
Cách khắc phục
Trước tiên bạn phải luyện viết câu đúng cú pháp (tức là đầy đủ hai thành phần chủ vị). Khi viết, hãy chú ý đến hai câu hỏi: “Điều mà mình muốn nói đến là gì? “(một hành động, một lời nói, một sự miêu tả) và “Ai là chủ thể của hành động đó”. Điều này sẽ giúp bạn không còn viết những câu cộc lốc, khó hiểu. Sau đó, hãy ghép người và sự kiện vừa tìm được vào một bối cảnh, một không gian, thời gian nào đó để câu mà bạn muốn diễn đạt thêm phong phú, cụ thể.
Tuy nhiên, tiếng Việt có rất nhiều thể loại câu khác nhau (phân chia theo mục đích nói), do đó bạn không thể sử dụng trong một bài văn chỉ một kiểu câu khô khan, công thức cúng ngắc (thường là câu tường thuật miêu tả). Tiếng Việt luôn biến hoá không ngừng và một bài văn hấp dẫn trong cách dẫn dắt chính là một bài văn có sử dụng nhiều kiểu câu khác nhau. Ngay cả trong bài bình luận, bạn nên thỉnh thoảng đưa ra những câu hỏi lật ngược vấn đề: “Vậy tại sao?”, “Như thế nào mà...?”... sau đó mới đi vào chứng minh, lí giải thì sẽ cuốn hút hơn rất nhiều. Các câu đặc biệt (khuyết một hay một vài bộ phận, thường là các thán từ) nếu được sử dụng hợp lí, sáng tạo sẽ rất ăn điểm.
2. Sai chính tả, dùng từ thiếu chính xác
Sai chính tả là căn bệnh phổ biến nhất của teen. Điều này phần lớn do lỗi không biết rèn luyện từ nhỏ. Nhiều teen không phân biệt được trường hợp nào nên dùng “gi”, trường hợp nào dùng “r”, “d”, khi nào nên dùng “g”, “gh”, đặc biệt là nhầm lấn trầm trọng giữa “n” với “l”, “ch” với “tr” và “s” với “x”. Có rất nhiều thầy cô khi chấm thi đại học đã nói: "Với một bài có quá nhiều lỗi sai chính tả sẽ để lại cho người chấm thi những dấu ấn không tốt, bị trừ rất nặng điểm, thậm chí một số đánh trượt thẳng tay vì “một chứ tiếng Việt còn viết không chính xác thì làm sao có thể viết được một bài văn hay?”
Sai chính tả ở đây còn phải kể đến lỗi viết tắt, thế hệ 9x càng dễ mắc sai lầm vì các bạn đang bị nhiễm trầm trọng ngôn ngữ và cách sử dụng từ từ ngữ trên mạng.
Cách dùng từ thiếu chính xác cũng là một khuyết điểm. Thông thường là dùng từ ngữ không đúng với ngữ cảnh, sắc thái ý nghĩa. Hẳn teen nào đã từng học ngữ pháp thì đều được các thầy cô giảng cho bài vỡ lòng: “chết”, “hi sinh”, “mất”, “qua đời”... khác nhau thế nào về sắc thái tình cảm. Dùng từ thiếu chính xác còn là sự viện dẫn không chính xác tên một tác giả, tác phẩm, nhân vật, thường thì các nhân vật, tên riêng nước ngoài sẽ gây khó khăn cho teen nhiều nhất.
Cách khắc phục
Nếu bạn là một người mắc rất nhiều lỗi sai chính tả, việc phân biệt và xác định từ quá khó với bạn, cách tốt nhất là nên có một cuốn từ điển Tiếng Việt luôn có bên mình. Hàng ngày, với những hoàn cảnh, sự kiện, tình huống, hiện tượng khác nhau, nếu phân vân về một từ ngữ nào đó, hãy giở cuốn từ điển của bạn ra, họ đã giải thích rất cặn kẽ ý nghĩa của các từ và nên dùng từ đó khi nào. Dần dần, với mỗi ví dụ cụ thể, bạn sẽ quen với việc xác định và chọn từ cho thích hợp.
Còn với những tến riêng, bạn phải tự ghi nhớ là điểu bắt buộc. Hãy đọc nhẩm nhiều lần, sau đó viết ra giấy những tên riêng đó. Bạn có thể kiểm tra trí nhớ của mình bằng cách chơi trò “Điền tên”. Hãy kẻ hai cột, cột bên trái là những đặc điểm liên quan tới một nhan vật, bên phải là phần bạn cần điền tên nhân vật, Để khách quan hơn, hãy nhờ một người khác chấm điểm cho bạn.
3. Lạc đề
Lạc đề do nhiều nguyên nhân. Thứ nhất là do người ra đề cố tình đánh đố và làm nhiễu nội dung. Học sinh đọc, hiểu mình phải triển khai theo ý này trong khi thực chất người ra đề muốn nói đến một cái khác. Thứ hai là học sinh thụ động trong các dạng bài, cứ thấy ra đề về một tác phẩm là bê nguyên xi những gì đã học ra trình bày, không cần biết đề bài yêu cầu chững minh hay bình luận, viết về cả một bài thơ hay chỉ là một khổ ngắn. Có nghĩa là học sinh học theo lối rập khuôn, ăn sẵn, khi phải đối đầu với một đề tài mới thì...chịu thua!
Ví dụ một đề là: “Vẻ đẹp của người nữ thanh niên xung phong trong “Mảnh trăng cuối rừng” của Nguyễn minh Châu”. Nếu bạn xác định đây là một đề tài phân tích về nhân vật Nguyệt là thiếu. Thông thường thì miêu tả nhân vật Nguyệt sẽ qua hai ý, một là vẻ đẹp bên ngoài, đúng như tên gọi, chẳng khác vầng trăng non toả ánh sáng dịu, cuốn hút và ấm áp. Thứ hai là phẩm chất của một cô gái thanh niên xung phong dũng cảm, gan dạ, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Bên cạnh đó là mối tình son sắt dành cho anh lái xe chưa bao giờ gặp mặt. Nhưng nếu bạn phân tích quá sâu vào vẻ đẹp bên ngoài của Nguyệt nghĩa là bạn đã lạc đề. Cái cần đi sâu là sự gan dạ, đức hi sinh, khát khao tình yêu thầm kín.
Cách khắc phục
Thông thường mỗi một kiểu câu hỏi đều có những từ ngữ riêng chỉ ra là nó thuộc loai nào. Nếu đề chứng minh, tức là chứa thể loại cần khai thác: “Hãy chứng minh...”, “Hãy phân tích...”, “Hãy bình luận... thì không cần phải bàn cãi. Nhưng nếu thể loại bị ẩn đi, hãy tìm từ tương thích. Ví dụ, đối với thể loại văn bản chứng minh, giải thích thường có từ “Tại sao?”, “Vì sao?”, “Như thế nào?”... Nếu là thể loại bình luận sẽ là “Anh/chị cảm nhạn thế nào về...”. Với câu hỏi về người nữ thanh niên xung phong nói trên là một câu hỏi mở, bạn có thể dùng nhiều cách khác nhau để làm sáng rõ. Nhưng thông thường nếu đã nói về vẻ đẹp, sẽ là thể loại bình luận hoặc bình giảng. Đó là thể loại cho phép bạn cảm nhạn cái đẹp một cách nghệ thuật nhất.
Ngoài ra, sau khi đọc đề, bạn nên xác định cho mình một giới hạn về dẫn chứng để không đi quá miên man. Tuy nhiên, nếu bạn tiết kiệm trong việc tìm dẫn chứng, bài văn của bạn sẽ khó có sức thuyết phục.
4. Nêu dẫn chứng không đúng
Một bài làm văn, để lấy được điểm cao, bắt buộc phải đưa ra những dẫn chứng thuyết phục. Nhưng nhiều teen đã lạm dụng điều này một cách thái quá, với một bài văn đưa quá nhiều dẫn chứng, qua nhiều câu nói mà bỏ qua phàn bình, giảng, ý kiến cá nhân. Việc viện dẫn đôi khi không có khoa học. Chúng ta đều hiểu rằng có hai loại viện dẫn, một là viện dẫn trực tiếp, sẽ để câu dẫn trong dấu ngoặc kép, đòi hỏi chính xác đến từng từ. Còn lại là viện dẫn gián tiếp: bằng ngôn ngữ của mình, diễn đạt lại một lời nói của một cá nhân (thường là những người nổi tiếng) để chứng minh một luận điểm mà mình đưa ra. Thế nhưng, trong lúc nhớ không chính xác lời nói của tác giả, thí sinh lại làm theo ý hiểu của mình nhưng lại để trong dấu ngoặc kép. Điều đó là sai và vi phạm nguyên tắc.
Một số khác lại đưa ra dẫn chứng không đúng với ý mình muốn chứng minh, đáng lẽ phải chứng minh A thì dẫn chứng lại chứng minh B. Điều này làm mất hết công sức nhặt ý nãy giờ của bạn.
Cách khắc phục
Chỉ nên viện dẫn dẫn chứng nếu nó thực sự cần thiết. Nếu không thuộc chính xác 100% lời dẫn thì không nên để trong dấu ngoặc kép. Nếu bạn viện dẫn sai, người chấm sẽ cho rằng thực chất bạn không có nhiều kiến thức mà chỉ là thích nói những lời bóng bẩy, hào nhoáng, chỉ mới nói đến cái bề ngoài mà chưa hiểu chiều sâu lời nói.
Nếu một dẫn chứng quá dài, hãy học nó theo mẹo sau đây (vừa chính xác lại vừa không quá dài dòng), hãy gạch chân dưới những ý quan trọng, học theo cách bỏ quãng ý và nhặt ý ngắn gọn.
Ví dụ một câu dẫn trong “Người lái đò sông Đà” (Nguyễn Tuân), chắc chắn bạn không thể học thuộc một đoạn dài mấy trang về cuộc chiến giữa người lái đò và con sông dữ dội. Hãy nhặt ý, nhặt từ và chêm xen vào câu viết của mình dưới dấu ngoặc kép.
“Với nghệ thuật sử dụng ngôn từ điêu luyện, Nguyễn Tuân đã tả dòng sông như một “trùng vi thạch trận”. Nhà văn thổi hồn vào từng thớ đá. “Nó đứng, nó ngồi, nó nằm”. Mặt hòn đá nào cũng ngỗ ngược. Một hòn đá “hất hàm”. Một số hòn nhổm cả dậy để vồ lấy thuyền”. Có đứa “khiêu khích”, có thằng “tỉu ngiủ cái mặt xanh lè”...”
Những từ trong dấu ngoặc kép là được viện dẫn từ trong bài (rất ngắn gọn và đơn giản).
Chúc các bạn học thật tốt môn văn, khắc phục thành công các lỗi và ngày càng yêu Văn bạn nhé!
\m/thanks chị nghen:D
 

Admin

Administrator
Thành viên BQT
Tham gia ngày
12/5/09
Bài viết
1,163
Reaction score
2
Điểm
38
thank thì bấm thank đi lại còn spam thế nữa, mà nhắc cậu nè lần sau trích dẫn vừa thôi, làm một đoạn dài ơi là dài đọc, hoa cả mắt
 

NguoiMongDu11

Member
Tham gia ngày
15/5/09
Bài viết
413
Reaction score
0
Điểm
16
Anh Thái cần phải chú ý nhá ;));))

Anh toàn viết sai lỗi chính tả thui

Mà học sinh bây giờ cũng thế

Quên hết cả tiếng mẹ đẻ[-([-(
 
Similar threads
Thread starter Tiêu đề Diễn đàn Trả lời Date
M một số ý kiến trong cách học Bàn tròn học tập 3
S một địa chỉ học tiếng anh khác - có thể bạn chưa biết??? Bàn tròn học tập 0
M Một bài tìm min Bàn tròn học tập 0
M Thắc mắc về một bài toán Bàn tròn học tập 1
B dạy sai có thể khiến cả một dân tộc sai lầm Bàn tròn học tập 0
T Tuyệt chiêu cho một bài thi toán hoàn hảo Bàn tròn học tập 5
M toán hàm số Bàn tròn học tập 2
M 1 số bài tóan tính thể tích Bàn tròn học tập 3
M 1 số bài tóan tính thể tích Bàn tròn học tập 0
M chuyên đề hàm số Bàn tròn học tập 0
M tìm m để pt có 3 nghiệm lập thành cấp số cộng Bàn tròn học tập 0
M Tìm hàm số Bàn tròn học tập 0
M Tìm tâm đối xứng của hàm số Bàn tròn học tập 0
M 1 số bài toán nb, db, ctri Bàn tròn học tập 0
D 1 số đề thi hay hay ^^ Bàn tròn học tập 5
M bt k/s hàm số Bàn tròn học tập 0
M Toán về Tiếp Tuyến Hàm Số Bàn tròn học tập 1
M bt hàm số cực hay! Bàn tròn học tập 1
M 1 số bài bdt Bàn tròn học tập 0
M Giải giúp mình 1 số bài Cực trị với... Bàn tròn học tập 0
M khảo sát hàm số Bàn tròn học tập 0
M tìm m để đồ thị hàm số tiếp xúc với trục hoành tại 2 điểm phân biệt Bàn tròn học tập 0
M Chứng minh đồ thị hàm số có trục đối xứng Bàn tròn học tập 0
M tìm m để hàm số có 1 cực tiểu và không có cực đại Bàn tròn học tập 0
M Toán 12: Ôn tập dạng toán về hàm số bậc 3 Bàn tròn học tập 0
M Toán 12: chuyên đề cực trị hàm số Bàn tròn học tập 0
M [Chuyên đề] Khảo sát hàm số TNTHPT Bàn tròn học tập 0
M Toán về số nguyên tố Bàn tròn học tập 0
M giá trị lớn nhất, nhỏ nhất của hàm số Bàn tròn học tập 0
L 'Bí quyết' ôn thi tốt nghiệp THPT 2010: 'Khám phá' đề thi Hoá Trong số các môn thi t Bàn tròn học tập 0
K 1 số ebook Bất đẳng thức hay... Bàn tròn học tập 1
A Sự kj` diệu của những con số Bàn tròn học tập 4
K Ước số cuả số tự nhiên Bàn tròn học tập 0
K lập trình bài toán số nguyên tố Bàn tròn học tập 0

Similar threads

Latest resources

Top