'Bí quyết' ôn thi tốt nghiệp THPT 2010: 'Khám phá' đề thi Hoá Trong số các môn thi t

LuckyLuke

Member
Tham gia ngày
21/5/09
Bài viết
554
Reaction score
0
Điểm
16
Trong số các môn thi trắc nghiệm, vài năm trở lại đây, đề thi Hoá học thường được đánh giá là “khó nhằn” do phải tính toán nhiều.
PGS. TS Trần Trung Ninh - Chủ nhiệm bộ môn Phương pháp giảng dạy Hoá học (Trường ĐHSP Hà Nội) cho biết, đây là môn vừa lý thuyết, vừa thực nghiệm và mang tính biểu tượng cao nên thí sinh (TS) phải nắm chắc một số phần cơ bản khi ôn thi.

Cơ sở Hoá học chung và hóa vô cơ

Theo thầy Trần Trung Ninh, thông thường Bộ GD&ĐT khuyến cáo đề thi chủ yếu trong chương trình lớp 12 nhưng với môn Hoá, kiến thức của 3 lớp cuối cấp liên quan rất chặt chẽ nên không thể học “tủ”. Để làm được bài thi, các em phải nắm vững 3 phần kiến thức cơ bản nhất. Thứ nhất là phần Cơ sở hoá học chung. Phần hai Hóa vô cơ và phần 3 là Hoá hữu cơ. Phần một gồm các lý thuyết, định luật. Cụ thể, phần cơ sở hóa học chung kiểm tra những hiểu biết của TS về nguyên tử, các liên kết hoá học, lý thuyết phản ứng như tốc độ phản ứng, cân bằng hoá học, sự điện ly, phân loại các phản ứng hoá học. Có nhiều cách phân loại nhưng thông thường người ta phân loại thành phản ứng oxy hoá khử và không oxy hoá khử. Đây là phần kiến thức chung mà khi học các phần sau đều cần đến nó.

Ở phần Hoá vô cơ, có thể chia ra hai nhóm phi kim và kim loại. Nhóm phi kim, theo Bảng Tuần hoàn gồm các nhóm từ 4A, 5A, 6A và 7A. Ở phần này, các em có thể học theo hệ thống logic: Từ vị trí của một chất trong Bảng Tuần hoàn, TS có thể suy ra cấu tạo nguyên tử; Từ cấu tạo này có thể suy ra tính chất của nó; Và từ tính chất có thể suy ra các ứng dụng của chất đó. Phần phi kim được rải đều trong chương trình của hai lớp 10 và 11. Trong đó, kiến thức lớp 10 nghiên cứu nhóm 6A, 7A, còn lớp 11 nghiên cứu nhóm 4A, 5A. Tuy nhiên, các chất ở đây không tách bạch mà phải nắm kiến thức ở lớp dưới mới làm được bài tập ở lớp sau.

thi450.jpg
Thí sinh tại kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2009 tại hội đồng thi Trường THPT Nguyễn Trãi, Hà Nội. Ảnh: Chí Cường

Về nhóm kim loại, đây là trọng tâm của các đề thi. Trong đó, các em sẽ phải nắm một số phần cơ bản như đại cương về kim loại. Phần này cũng có liên quan đến kiến thức lớp 10 gồm: Kim loại là gì, cấu tạo nguyên tử của kim loại, tính chất hoá học đặc trưng của kim loại... Sau đó là các vấn đề về ăn mòn kim loại, bảo vệ kim loại chống ăn mòn. Phần này liên quan “liên môn” và cụ thể ở đây là môn Vật lý. Thí dụ: Sự ăn mòn hoá học có xuất hiện dòng điện. Nhắc đến “dòng điện” đã thuộc phạm trù môn Vật lý. Theo cấu trúc đề mà Bộ GD&ĐT đưa ra, thông thường phần kim loại chiếm khoảng 12 câu trắc nghiệm. Phần kiến thức “liên môn” nâng cao hơn nhưng do xu hướng vài năm trở lại đây, các câu hỏi phải mang tính áp dụng thực tiễn nên các đề thi thường vẫn ra vào thể loại này.

Nhớ một chi tiết gắn với nội dung

Phần 3 trong chuỗi kiến thức mà theo thầy Ninh các em cần nắm là Hoá học hữu cơ. Phần này rất hệ thống và chỉ có hai loại. Loại đơn giản nhất là Hydrocarbon, gồm có Carbon và Hydro. Loại thứ hai là dẫn xuất của nó. Đa phần, trong đề thi, các câu hỏi liên quan đến Hoá hữu cơ sẽ ra các bài tập xác định công thức, xác định khối lượng chất tham gia phản ứng hoặc chất tạo thành sau phản ứng, xác định khối lượng hỗn hợp, xác định thành phần hỗn hợp và thể tích khí thoát ra sau phản ứng.

Thầy Trần Trung Ninh cho biết, mấy năm trở lại đây, Hoá học thi trắc nghiệm nên nội dung đề bao quát toàn chương trình. Vì thế, thầy Ninh đặc biệt lưu ý các em không được học “tủ”. Các em nên sử dụng các tóm tắt bài học, nắm bản chất bài học đấy cho ta điều gì để liên kết với nhau. Các em cũng có thể vẽ lược đồ, đường cong và tô màu khác nhau để ghi nhớ kiến thức dễ hơn. Tốt nhất, TS cần viết phương trình nhiều để nhớ công thức Hoá học, giải phương trình để nhớ các chất ấy và nêu lên các hiện tượng của chúng. “Chẳng hạn, hồi đi học, tôi nhớ mãi phản ứng cho nhôm bột tác dụng với Iốt. Khi phản ứng bốc cháy, có một làn khói tím rất đẹp bay lên. Vì thế, cho đến bây giờ tôi vẫn nhớ các kiến thức liên quan đến phản ứng ấy”, thầy Ninh chia sẻ.

Cẩn thận với khoảng 10% câu “bẫy”

Lưu ý của thầy Ninh với đề thi tốt nghiệp THPT, trong vòng khoảng 60 phút, các em phải giải khoảng 40 câu. Trung bình mỗi câu chỉ có khoảng 1,5 phút. Tương tự, đề thi ĐH, khoảng 90 phút với 50 câu hỏi trắc nghiệm nên các em phải giải rất nhanh. Thông thường, mỗi đề thi có khoảng 10% câu hỏi ở dạng “bẫy” nên các em phải rất tỉnh táo.

Đặc biệt, đề thi Hoá học của các năm trước có khoảng 80% câu hỏi thiên về tính toán nên TS phải tập giải nhanh bằng một số phương pháp tính nhẩm áp dụng cho đề thi trắc nghiệm. Thứ nhất: Phương pháp bảo toàn về mặt khối lượng. Tổng khối lượng các chất trước phản ứng, bằng tổng khối lượng của các chất sau phản ứng. Nếu gặp câu này, các em có thể cộng trừ để giải nhanh. Thứ hai, phương pháp bảo toàn electron. Ở các phản ứng ôxy hoá khử, phản ứng điện phân, tổng số echo bằng tổng electron nhận. Nếu các em dùng phương pháp đại số lập phương trình đại số sẽ mất hàng chục phút nhưng nếu áp dụng phương pháp bảo toàn này sẽ đỡ mất thời gian. Thứ ba là các phương pháp trung bình: Mol trung bình, số nguyên tử carbon trung bình. Gần đây, có thêm phương pháp quy đổi để đối phó với thi trắc nghiệm. Chẳng hạn, một hỗn hợp phức tạp có thể quy đổi thành một chất đơn giản hơn để dễ tính toán.

Để có thể làm bài tốt hơn, một kinh nghiệm mà thầy Trần Trung Ninh đưa ra trong quá trình ôn thi, các em nên test các đề thi thử để xem mình còn hổng kiến thức ở đâu để bổ sung. Việc thi thử cũng giúp các em tập thói quen phân bổ thời gian. Còn khi làm bài thi, các em nên đọc lướt đề một lượt. Câu nào dễ, các em làm ngay. Với những câu còn lại, các em nên có những dấu hiệu riêng cho hai loại câu hỏi: Câu hỏi còn nghi ngờ và câu hỏi không thể trả lời được. Theo thầy Ninh, trong một số kỳ thi, có nhiều TS do không có dấu hiệu ghi nhớ nên khi làm xong câu dễ và quay lại, không biết câu nào thuộc thể loại gì để có kế hoạch làm bài hợp lý.

Theo Lương Mỹ
 
Similar threads
Thread starter Tiêu đề Diễn đàn Trả lời Date
Admin Thủ khoa ĐH đạt điểm tuyệt đối 30/30 chia sẻ bí quyết làm bài thi Bàn tròn học tập 2
L 'Bí quyết' thi tốt nghiệp THPT 2010: Hai ghi nhớ làm bài Ngoại ngữ Bàn tròn học tập 0
Admin Bí quyết của...bí quyết Bàn tròn học tập 0
S Bẩy bí quyết để có trí nhớ tốt Bàn tròn học tập 9
Admin Bí kíp thi trắc nghiệm tiếng Anh Bàn tròn học tập 1
T Bí kíp học English Bàn tròn học tập 0
A Bí kíp cho kì thi cuối năm .......! Bàn tròn học tập 0
Admin Bí kíp đạt điểm cao kì thi Tốt nghiệp THPT và ĐH, CĐ Bàn tròn học tập 0
Admin Cách làm bài thi và cách ôn thi khối C đạt điểm cao Bàn tròn học tập 0
N Download miễn phí phần mềm ôn thi ĐH môn Địa cực hay Bàn tròn học tập 0
N Download miễn phí phần mềm ôn thi ĐH môn Sử cực hay Bàn tròn học tập 0
N Download miễn phí phần mềm ôn thi ĐH môn Sinh cực hay Bàn tròn học tập 0
M [Chuyên-đề]Ôn Thi học sinh giỏi 12 Tỉnh Bàn tròn học tập 0
M [Toán 12]Bài tập ôn thi học sinh giỏi Bàn tròn học tập 0
M Toán 12: Ôn tập dạng toán về hàm số bậc 3 Bàn tròn học tập 0
M [toán 12] chuyên đề ôn thi dh-cd Bàn tròn học tập 0
M Cách ôn thi có hiệu quả Bàn tròn học tập 0
T Ôn thi khối C: Có cần phải quá chăm? Bàn tròn học tập 1

Similar threads

Latest resources

Top